Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Xu hướng ra đề thi đại học môn địa lý năm 2012



DỰ BÁO XU HƯỚNG RA ĐỀ THI MÔN ĐỊA NĂM 2012
MÔN ĐỊA LÝ 2012: Nên soạn đề cương theo từng chủ đề
Nội dung đề thi tuyển sinh đại học môn địa nằm trọn vẹn trong chương trình sách giáo khoa Địa lí 12 theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.
Nội dung đề thi trải đều chương trình lớp 12, bám sát sách giáo khoa và phù hợp với cấu trúc đề thi do Cục khảo thí ban hành. Cấu trúc đề thi địa lý những năm gần đây thường được phân bổ như sau
Câu I. (2,0 điểm) gồm Địa lý tự nhiên và Địa lý dân cư. Địa lý tự nhiên thường nằm trong các nội dung sau : Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ.Đất nước nhiều đồi núi.Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.Thiên nhiên phân hóa đa dạng.Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. Địa lý dân cư gồm các vấn đề :Đặc điểm dân số và phân bố dân cư. Lao động và việc làm. Đô thị hóa.
Để làm được câu này các em cần phải đọc kỹ sách giáo khoa, hệ thống và sắp xếp lại theo từng vấn đề. Rút ra những ý chính và học thuộc những ý đó.
Câu II. (3,0 điểm) là vấn đề Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm Địa lý các ngành kinh tế  và Địa lý các vùng kinh tế. Địa lý các ngành kinh tế  thường có các nội dung sau :Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp (đặc điểm nền nông nghiệp, vấn đề phát triển nông nghiệp, vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp).Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp (cơ cấu ngành công nghiệp, vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm, vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp).Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ (giao thông vận tải và thông tin liên lạc, thương mại, du lịch). Địa lý các vùng kinh tế có các nội dung sau : Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng. Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Bắc Trung Bộ. Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc  phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.Các vùng kinh tế trọng điểm. Các em nên soạn bài lại theo các chủ đề như trên bằng các gạch đầu dòng từng ý chính. Với câu hỏi này, thường thí sinh phải trả lời câu hỏi “Tại sao?”, giải thích, nhận xét, trình bày, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai hay nhiều hiện tượng địa lý. Đôi khi đề yêu cầu phân tích và chứng minh một vấn đề địa lý nào đó.
Câu III. (3,0 điểm) thường là câu kiểm tra kĩ năng thực hành như: Vẽ lược đồ ViệtNam và điền một số đối tượng địa lý lên lược đồ. Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích. Đây  là câu hỏi quen thuộc về kĩ năng thực hành vẽ biểu đồ mà tất cả học sinh đã được thực hành từ năm lớp 9. Phần này cũng đòi hỏi học sinh phải hiểu được bảng số liệu để phân tích và đưa ra nhận xét phù hợp. Các em cần phải nắm vững phương pháp vẽ các loại biểu đồ như: biểu đồ cột, biểu đồ tròn hay biểu đồ miền …

Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Nội dung nằm trong chương trình Chuẩn,  gồm các nội dung đã nêu ở trên.
            Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm). Nội dung nằm trong chương trình Nâng cao. Ngoài phần nội dung đã nêu ở trên, bổ sung các nội dung sau : Chất lượng cuộc sống (thuộc phần Địa lý dân cư). Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (thuộc phần Địa lý kinh tế – Chuyển dịch cơ cấu kinh tế).
Vốn đất và sử dụng vốn đất (thuộc phần Địa lý kinh tế – Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp).Vấn đề lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long (thuộc phần Địa lý kinh tế – Địa lý các vùng kinh tế).
Theo cấu trúc đề vừa nêu ở trên, thì nội dung của chương trình chuẩn ít hơn chương trình nâng cao. Do đó, để tiết kiệm thời gian khi ôn luyện, các em nên chọn chương trình chuẩn. Theo qui luật thông thường, em nào dành nhiều thời gian cho việc học nhiều hơn thì có nhiều khả năng đạt điểm cao hơn.

Ngành logistics “khát” sinh viên


Trước kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012, nhiều học sinh bối rối không biết chọn ngành nghề nào.
Rất nhiều thí sinh thiếu thông tin về một số ngành nghề đang rất cần nguồn nhân lực và khả năng phát triển tốt, nhưng lại ít thí sinh đăng ký dự thi. Ngành logistics là một trong những ngành như thế. Phóng viên Báo DĐDN đã trao đổi với ông Trần Huy Hiền – Tổng Thư ký Hiệp hội giao nhận kho vận VN xung quanh vấn đề này.
Điểm chuẩn đại học năm 2012
"tu van chon nghe logistics"
- Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của ngành logistics trong nền kinh tế ?
Logistics là ngành rất rộng, bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá.
Ngành logistics có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nhất là ngày nay sự phát triển của sản xuất hàng hóa thay đổi rất nhanh về sản lượng, kiểu dáng, giá thành sản phảm, thói quen người tiêu dùng hay môi trường kinh doanh. Sự thay đổi này diễn ra rất nhanh và mang tính toàn cầu. Mỗi một sự thay đổi dù là nhỏ vẫn dẫn đến sự thay đổi về dòng chảy hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Quốc gia nào có ngành logistics phát triển, sẽ đáp ứng tốt cho dòng chảy này và tạo nên lợi thế cạnh tranh cao.
Chính phủ VN đã nhận thức được điều đó và đã có những chỉ đạo chiến lược dài hơi cho sự phát triển của ngành logistics. Chính phủ đã ban hành Quyết định 175/QĐ/TTg về chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ đến năm 2020. Trong đó, ngành logistics được xem là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác cũng như lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Phấn đấu đưa tốc độ phát triển ngành logistics lên 20 – 25%/ năm. Cho thấy nhân lực cho ngành logistics là yêu cầu cấp thiết của quốc gia.
Nghành logistics của VN đã phôi thai từ lâu nhưng chỉ thực sự bắt đầu phát triển vào thập niên 90, khi VN thực hiện chính sách mở cửa. Trải qua hơn 20 năm phát triển bùng nổ thì hiện nay ngành logistics đã đạt được những thành tích lớn đóng góp vào sự phát triển đất nước. Điều này được thể hiện qua con số chi phí cho dịch vụ logistics chiếm 25% GDP của cả nước.
Nếu so với thế giới thì ngành logistics của VN còn tụt hậu rất xa. Theo Ngân hàng thế giới, chỉ số đánh giá năng lực logistics (LPI) của VN vào tháng 9/2011 là 2,96. Xếp hạng 53 trên tổng số 155 quốc gia được đánh giá (bằng mức 2010), và xếp thứ 5 trong khối ASEAN.

- Thưa ông, vậy nguồn nhân lực có đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành logistics hiện nay ?
Hiện cả nước có khoảng 1.000 DN đang hoạt động trong ngành logistics với khoảng 1 triệu lao động. Đa số lao động đang làm việc trong ngành được tuyển từ nhiều ngành nghề khác nhau. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển logistics TP HCM về chất lượng nhân lực logistics cho thấy: 53,3% DN thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics; 30% DN phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% DN hài lòng với chuyên môn của nhân viên. Dự kiến trong ba năm tới, các DN dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động, các DN sản xuất, thương mại, dịch vụ cần trên một triệu nhân sự có chuyên môn về logistics.
- Để giải quyết được bài toán “nguồn nhân lực cho ngành logistics”, chúng ta cần làm những gì, thưa ông ?
Hiện các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới về logistics đều đã có mặt ở VN. Hoạt động của ngành logistics VN chủ yếu do các Cty nước ngoài nắm giữ. Các tập đoàn nước ngoài đã đưa vào VN các chuyên gia giỏi về logistics. Sự đào tạo và chuyển giao tất yếu đã diễn ra và điều đó đã góp phần phát triển ngành logistics VN.
Tuy nhiên để chủ động về nguồn nhân lực logistics, VN cần phải thành lập trường đào tạo chuyên ngành logistics. Một số trường đại học nước ta đã đưa ngành logistics vào chương trình giảng dạy, như Đại học Giao thông vận tải, đại học Ngoại thương, Đại học Hàng hải, Đại học Kinh tế TP. HCM… các trường này cần chủ động tiếp cận, tư vấn cho học sinh lựa chọn ngành logistics khi đăng ký dự thi đại học. Thực tế đây là ngành rất “hot”, nhưng nhiều học sinh và phụ huynh chưa có thông tin.
Ngoài các trường đại học, ở TP HCM còn có một số viện, trung tâm đào tạo logistics với nhiều hình thức đào tạo linh động, ngắn hạn, vừa học vừa làm, như Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics ở Tân Bình, TP HCM trực thuộc Hiệp hội Giao nhận kho vận VN VIFFAS. Viện đã phối hợp với FIATA mở nhiều chương trình đào tạo quốc tế về ngành logistics. Mới đây, Tổng Cty Tân cảng Sài Gòn đã phối hợp với Tập đoàn chuyên về đào tạo hàng hải và logistics hàng đầu thế giới của Hà Lan, khánh thành Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực Tân Cảng – STC đặt tại Cảng Cát Lái. Quận 2, TP. HCM.
- Thưa ông, để làm tốt trong ngành logistics, sinh viên sẽ cần có những kỹ năng gì ?
Trước hết sinh viên cần phải học ở các trường, đang có chương trình học về hàng hải, ngoại thương, kinh doanh quốc tế, bảo hiểm vận tải và một ngành logistics. Trong quá trình học sinh viên cần định hướng sau này mình sẽ làm nghề gì trong ngành logistics. Cần tìm hiểu những người đi trước để chọn công việc phù hợp. Sau đó phải có nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt nếu đề tài tốt nghiệp được đầu tư đúng với công việc mình sẽ làm sau khi tốt nghiệp thì cơ hội thành công rất cao. Vì vậy sự gắn kết giữa học và sau này làm nghề gì cần được chú ý ngay từ đầu. Các sinh viên cần xin vào các Cty có ngành mình muốn làm để thực tập và nếu có thể làm thêm trong quá trình đang đi học. Nếu các em làm được điều này chắn chắn ngay sau khi ra trường các em có thể tìm ngay được công việc phù hợp.
- Xin cảm ơn ông !
(Theo Tư vấn hướng nghiệp)

Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2012




Theo Cục khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ giáo dục đào tạo, cấu trúc đề thi tốt nghiệp năm 2012 không thay đổi so với năm 2011.
"nu sinh thi hoc vien bao chi nam 2011"
Nữ sinh thi học viện báo chí năm 2011
Đề thi gồm 2 phần:
* Phần chung dành cho tất cả thí sinh: (7 điểm)
Câu I (3 điểm):
- Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số.
- Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: chiều
biến thiên của hàm số, cực trị, tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm
số; tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước, tương giao giữa hai đồ thị
(một trong hai đồ thị là đường thẳng)…
Câu II (3 điểm):
- Hàm số, phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit.
- Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số.
- Tìm nguyên hàm, tính tích phân.
- Bài toán tổng hợp.
Câu III (1 điểm):
Hình học không gian (tổng hợp): Diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay,
hình trụ tròn xoay; tính thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối
trụ tròn xoay; diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.
* Phần riêng (3 điểm):
Thí sinh học chỉ được làm một trong hai phần (phần 1 hoặc 2)
1. Theo chương trình Chuẩn:
Câu IV.a (2 điểm):
Nội dung kiến thức:
Phương pháp tọa độ trong không gian:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Mặt cầu.
- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
- Tính góc, tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng. Vị trí tương đối của đường
thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu V.a (1 điểm):
Nội dung kiến thức:- Số phức: môđun của số phức, các phép toán trên số phức; căn bậc hai của số thực
âm; phương trình bậc hai hệ số thực có biệt thức D âm.
- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
2. Theo chương trình nâng cao:
Câu IV.b (2 điểm):
Nội dung kiến thức:
Phương pháp tọa độ trong không gian:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Mặt cầu.
- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách
giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu V.b (1 điểm):
Nội dung kiến thức:
- Số phức: Môđun của số phức, các phép toán trên số phức; căn bậc hai của số
phức; phương trình bậc hai với hệ số phức; dạng lượng giác của số phức.
- Đồì thị hàm phân thức hữu tỉ dạng y = (ax2 + bx +c) / (px+q ) và một số yếu tố
liên quan.
- Sự tiếp xúc của hai đường cong.
- Hệ phương trình mũ và lôgarit.
- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
Nguồn: Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT)

Cấu trúc đề thi đại học môn hóa năm 2012


Cấu trúc đề thi đại học cao đẳng môn hóa học năm 2012:
Phần chung cho tất cả thí sinh [44 câu]
1.  Nguyên tử; Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học; Liên kết hoá học [2 câu]
2.  Phản ứng oxi hoá-khử; Cân bằng hoá học [2 câu]
3.  Sự điện li [2 câu]
4.  Phi kim [2 câu]
5.  Đại cương về kim loại [2 câu]
6.  Kim loại phân nhóm chính nhóm I (IA), II (IIA); nhôm, sắt [6 câu]
7.  Đại cương hoá học hữu cơ; Hiđrocacbon [2 câu]
8.  Ancol – Phenol [3 câu]
9.  Anđehit – Axit cacboxylic [3 câu]
10.  Este – Lipit [3 câu]
11.  Amin – Aminoaxit – Protit (protein) [2 câu]
12.  Gluxit (cacbohiđrat) [2 câu]
13.  Hợp chất cao phân tử (polime) và vật liệu polime [1 câu]
14.  Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [6 câu]
15.  Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông [6 câu]
Phần dành cho thí sinh chương trình phân ban [6 câu]
1.  Xeton [1 câu]
2.  Dãy thế điện cực chuẩn [1 câu]
3.  Crom, đồng, niken, chì, kẽm, bạc, vàng, thiếc [2 câu]
4.  Phân tích hoá học; Hoá học và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường [2 câu]
Phần dành cho thí sinh chương trình không phân ban [6 câu]
1.  Nhôm, sắt [2 câu]
2.  Dãy điện hoá của kim loại [1 câu]
3.  Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon [3 câu]

Nguồn: TSKH Phan Văn Anh Vũ
Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục Quốc gia
(Thư viện Violet)


Cấu trúc đề thi đại học môn sinh khối T năm 2012


Cấu trúc đề thi môn sinh khối T năm 2012:
Số lượng 40 câu, thời gian: 60 phút.
PhầnNội dung cơ bảnSố câu chungPhần riêng
ChuẩnNâng cao
Di truyền họcCơ chế di truyền và biến dị822
Tính qui luật của hiện tượng di truyền800
Di truyền học quần thể200
Ứng dụng di truyền học211
Tổng số2133
Tiến hóaBằng chứng tiến hoá100
Cơ chế tiến hoá422
Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất100
Tổng số622
Sinh thái họcSinh thái học cá thể110
Sinh thái học quần thể11
Quần xã sinh vật211
Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường111
Tổng số533
Tổng số câu cả ba phần32
(80%)
8
(20%)
8
(20%)
Đề thi tốt nghiệp THPT- Giáo dục thường xuyên
PhầnNội dung cơ bảnSố câu chung
Di truyền họcCơ chế di truyền và biến dị9
Tính qui luật của hiện tượng di truyền9
Di truyền học quần thể2
Ứng dụng di truyền học2
Di truyền học người2
Tổng số24
Tiến hóaBằng chứng tiến hoá1
Cơ chế tiến hoá6
Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái đất1
Tổng số8
Sinh thái họcCá thể và quần thể sinh vật4
Quần xã sinh vật2
Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường2
Tổng số8
Tổng số câu cả ba phần40
Nguồn: Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT)

Điểm thi đại học năm 2012