Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

3 sai lầm khi ôn tập cận thi ĐH



Kỳ thi Tuyển sinh CD-ĐH đang đến gần, và chính khoảng thời gian ôn tập còn lại này cực kỳ quan trọng đối với kết quả cuối cùng của sĩ tử.

Thời gian này Teen 12 song song với ôn thi ĐH còn phải chuẩn bị thi Tốt nghiệp THPT, nên các bạn thường cảm thấy áp lực phải chuẩn bị rất nhiều kiến thức chỉ trong khoảng thời gian khá ngắn. Nhưng không hẳn cứ học càng nhiều thứ càng tốt, mà quan trọng là học cái gì và học như thế nào? Nhiều bạn vẫn có những suy nghĩ chưa thật chính xác về phương pháp ôn thi ĐH thế nào cho hiệu quả, có thể kể đến 3 lỗi sai hay gặp nhất đối với sĩ tử trong giai đoạn nước rút quan trọng này:



Tìm và giải những dạng bài khó và lạ
Ngay lúc này mà bạn vẫn còn đi tìm những dạng bài tập cực lạ, cực khó để giải với quan niệm “thi ĐH thì phải học những thứ cao siêu”… Nếu đúng vậy thì bạn đang bị lầm to đấy!
Thật ra, thi ĐH cũng không phải toàn những dạng bài tập khó hay đánh đố như bạn nghĩ. Tuy có một vài câu khó nhưng nó không đóng vai trò quyết định đến khả năng trúng tuyển của bạn. Vì đa số những câu rất khó ấy cũng không nhiều bạn giải được, nó nhằm xác định vị trí thủ khoa, á khoa chẳng hạn. Nói như thế không có nghĩa đi thi gặp những câu quá hóc búa thì bạn được phép bỏ qua dễ dàng, nhưng thật sự trong lúc ôn tập, bạn không nên cứ chăm chăm tìm giải những dạng bài như vậy.
Bạn nên xác định mục tiêu chính của bạn là gì? Là đạt điểm đủ để trúng tuyển. Vậy bạn nên tập trung vào những dạng bài tập quen thuộc, hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học trong sách giáo khoa. Vì 50% đề thi cũng chỉ gói gọn trong những kiến thức và bài tập cơ bản, phần còn lại là dạng nâng cao hơn nhưng đa số cũng chỉ phát triển trên nền kiến thức, dạng bài tập cơ bản. Hơn nữa , khi vào thi, bạn phải chắc chắn làm đúng những dạng bài, câu hỏi quen thuộc để có thể lấy trọn điểm những phần đó, hơn là cứ tập trung giải bài khó trong khi những câu dễ hơn, chắc ăn hơn thì lại để sai vì bất cẩn,chủ quan. Ví dụ phần Khảo sát hàm số hay bài tập về số phức… trong đề Toán thường là bài tập cho điểm (tất nhiên khi bạn học lưc trung bình trở lên và làm cẩn thận ). Nếu để mất điểm ở những phần này ,bạn sẽ mất đi khoảng 30% cơ hội so với các bạn khác.
Còn nếu bạn học Giỏi và có mục tiêu chinh phục những trường Top đầu thì bạn có thể thử sức với những dạng bài hóc búa, lạ hơn, nhưng vẫn phải ghi nhớ một điều: Không được mất quá nhiều thời gian giành cho việc giải những bài tập này khi chưa chắc chắn hoàn thành xong những dạng bài quen thuộc,căn bản. Nói chung phải vững từ gốc thì ngọn mới cao mới vững được, nên học từ cơ bản rồi dần dần nâng cao lên.
Cố gắng dung nạp nhiều kiến thức mới
Như đã nói ở trên, thời gian này giành để hệ thống lại tất cả kiến thức đã đươc học chứ không phải nhằm bổ sung thêm quá nhiều kiến thức mới. Ví dụ nhiều bạn đang cố gắng đọc thêm nhiều sách tham khảo, hay bất cứ nguồn tài liệu nào mà bạn có được, không cần biết khả năng để đề thi ra trong phần kiến thức đó là hầu như không xảy ra. Thậm chí nhiều bạn còn cố gắng học cả những dạng bài của các năm trước mà năm nay đã bỏ, vì “lỡ đâu vẫn còn thì sao??”.
Lời khuyên ở đây là hãy ôn tập và hệ thống những gì đã học, hay có thể nhờ thầy cô giúp rà soát lại những gì bạn chưa nắm rõ. Và khi quyết định tự học thêm những nội dung mới mà bạn cho là cần thiết thì nên tham khảo ý kiến thầy cô, vì có thể nội dung đó không nằm trong đề thi.
Giải tất cả những đề thi mà bạn có
Giải đề là một kỹ năng và một khâu quan trọng gần như sau cùng của quá trình ôn thi, giúp bạn thực hành cũng như rà soát lại những thứ đã học . Nhưng lúc này, bạn không nên chỉ tập trung giải quá nhiều đề thi và đặc biệt phải biết chọn đề thích hợp để làm thử. Nhiều bạn vì quá lo lắng nên thấy bất cứ bạn nào luyện thi ở trung tâm nào, thầycô nào, miễn có đề thi thử là mượn photo để giải. Điều này có thể chấp nhận được nếu chúng ta có dư thời gian, nhưng ngay thời kỳ nước rút này thì không nên. Vì việc giải quá nhiều dạng đề không cần biết có phù hợp hay không chỉ khiến bạn mất thời gian và rối tung lên. Tâm trạng của bạn có thể tồi tệ hơn, còn kiến thức thì lộn xộn hơn khi bạn chú tâm vào giải những đề thi vô thưởng vô phạt ấy.
Lời khuyên ở đây là chỉ nên làm thử để thi ĐH của một hay vài năm gần đây. Và có thể chọn những đề thi thử mà thầy cô yêu cầu hoặc tham gia thi thử trực tuyến do báo Tuổi trẻ tổ chức thường niên chẳng hạn. Bấy nhiêu đó đủ để bạn làm quen với cấu trúc một đề thi ĐH và biết phân phối thời gian làm bài.
Tóm lại, thời gian còn lại đủ để bạn hệ thống và rà soát lại những kiến thức đã học, đặc biệt phải nắm vững những dạng bài tập cũng như lý thuyết cơ bản, rồi đến nâng cao dần. Bình tĩnh , tự tin,học đúng phương pháp và xác định đúng mục tiêu là bí quyết để bạn có một mùa nước rút thành công.

Tuyển sinh vào lớp 10: Cách nào để chọn đúng trường cho con?

Mặc dù các trường đã tổ chức tư vấn kỹ về cách chọn trường, đăng ký nguyện vọng (NV) vào hồ sơ dự thi cho phụ huynh (PH) có con thi vào lớp 10 nhưng đến thời điểm này, nhiều PH vẫn chưa hiểu rõ việc đăng ký NV cho con.


Điểm thi lớp 10



Con tôi học lực chỉ ở mức trung bình trong khi các trường THPT ở quận 3 phần lớn thuộc tốp giữa nên tôi chỉ chọn một trường có điểm chuẩn những năm trước thấp nhất đăng ký cho con và sẽ đăng ký cả 3 NV vào cùng một trường liệu có được không?” (chị Nguyễn Ngọc Thảo, quận 3).
Ông Hồ Phú Bạc, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT TP.HCM: Trong những năm gần đây, có một số trường hợp hi hữu ghi cả 3 NV cùng 1 trường. Điều này sẽ gây thiệt thòi cho các em bởi nếu rớt NV đầu thì các em không còn cơ hội cho một NV nào nữa. Vì thế PH cần cẩn thận khi đặt bút đăng ký NV cho các em.
Con tôi đạt giải nhì trong kỳ thi HS giỏi lớp 9 cấp TP. Được biết, năm nay không cộng điểm khuyến khích vào trường chuyên lớp chuyên, vậy hóa ra giải thưởng mà cháu đã nỗ lực suốt cả năm học mới đoạt được không giúp gì cho cháu vào lớp 10? (anh Nguyễn Hải Sơn, P.10, Tân Bình).
Ông Nguyễn Văn Vượng, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều:Mặc dù trường chuyên không cộng điểm khuyến khích nhưng tất cả trường thường đều cộng điểm khuyến khích cho HS. Vì thế, với những em học lực giỏi và có thêm thành tích HS giỏi TP, chúng tôi khuyên các em mạnh dạn thi vào các trường tốp trên như: THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Quý Đôn, Nguyễn Thượng Hiền… Còn đối với HS giỏi nhưng chưa có thành tích trong cuộc thi HS giỏi TP thì các em thận trọng đăng ký ở các trường có điểm chuẩn thấp hơn.
Nếu trúng tuyển NV1 nhưng lại muốn theo học trường NV2 liệu có được hay không? Nếu không đủ số lượng HS thì liệu các trường có hạ điểm hay không? (chị Nguyễn Thị Thanh Hoa, quận 4).
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP: HS trúng tuyển vào NV1 rồi thì dù điểm có cao hơn điểm chuẩn NV2, NV3 cũng không được theo học các trường đó mà phải học ở trường đăng ký NV1. Sau khi hội đồng chấm thi tuyển sinh vào lớp 10 hoàn tất khâu chấm thi, căn cứ vào kết quả từ cao đến thấp sẽ công bố điểm trúng tuyển vào trường chuyên và lớp chuyên. Sau đó sẽ căn cứ kết quả từ cao đến thấp của thí sinh đăng ký vào từng trường đồng loạt công bố điểm trúng tuyển vào các trường trên. Số trúng tuyển và chỉ tiêu tuyển sinh hầu hết bằng nhau nên từ những năm học trước và năm học này Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ không hạ điểm chuẩn sau khi công bố.
Ngoài 3 NV thường, tôi muốn đăng ký cho con thi vào lớp chuyên của một trường chuyên khác thì đăng ký như thế nào? Nếu trúng tuyển cả 3 NV và cả lớp chuyên trường chuyên thì NV nào được ưu tiên? (Một phụ huynh có con học ở Trường THCS Lạc Hồng, quận 10).
Theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT TP.HCM, HS chỉ làm một đơn, trong đó có phần ghi 4 NV vào các trường chuyên, lớp chuyên và có phần ghi 3 NV vào các trường THPT thường. Nếu HS có tên trong danh sách trúng tuyển vào lớp 10 các trường lớp chuyên và nộp hồ sơ học thì không xét tiếp 3 NV đã đăng ký. Còn nếu HS có tên trong danh sách trúng tuyển vào lớp 10 các trường chuyên lớp chuyên và không nộp hồ sơ nhập học thì sẽ xét tiếp 3 NV đã đăng ký.
Tôi không biết có nên đăng ký NV cho con vào trường chuyên hay không bởi nếu không đậu lớp chuyên của trường chuyên thì tôi thích cho cháu học ở trường thường hơn là lớp không chuyên ở trường chuyên? (chị Đoàn Thu Trang, quận 3).
Ông Hồ Phú Bạc: Nếu HS muốn học lớp chuyên của trường chuyên mà không muốn theo học lớp không chuyên của trường chuyên thì trong phần ghi 4 NV chuyên, HS chỉ ghi NV1 và 2, còn NV3 và 4 để trống. Khi đó, nếu không trúng tuyển vào lớp chuyên thì sẽ xét tiếp đến 3 NV đã đăng ký vào THPT thường khác.

Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Điều chỉnh chỉ tiêu

 Ngày 10-5, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên của hai trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và Nguyễn Huệ năm học 2012-2013. 

Điểm thi lớp 10



Việc điều chỉnh hướng tới sự phát triển của hai trường này trong tương lai là sẽ không có các lớp không chuyên. Cụ thể, hai trường này sẽ tuyển 2 lớp chuyên ở các môn toán, vật lý, hóa học, tiếng Anh. Các môn còn lại sẽ tuyển 1 lớp chuyên.

Theo kế hoạch, hai trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và chuyên Nguyễn Huệ sẽ tuyển 1.192 HS, nay được điều chỉnh còn 1.120 HS, chia ra 32 lớp, mỗi lớp có 35 HS theo đúng Điều lệ trường. Trong đó, Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam tuyển mới 595 HS, Trường chuyên Nguyễn Huệ tuyển mới 525 HS.

l Theo Thông tư số 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15-2-2012 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên thì việc tổ chức thi môn ngoại ngữ được áp dụng theo các hình thức phù hợp để đánh giá cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Do số lượng HS tham gia thi tuyển quá lớn, được phép của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Hà Nội đã xây dựng và thông báo kế hoạch tổ chức thi môn ngoại ngữ. Cụ thể, sáng 22-6-2012, HS thi môn ngoại ngữ điều kiện theo hình thức trắc nghiệm và tự luận; ngày 23-6 thi vào các lớp chuyên ngoại ngữ, HS làm bài thi nghe, đọc hiểu và viết theo hình thức trắc nghiệm và tự luận; từ ngày 24-6 sẽ thi nói theo lịch thi được công bố tại trường.

Không tổ chức hội đồng tuyển sinh cho các trường ngoài công lập 

Theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, các trường NCL tuyển sinh căn cứ vào điểm xét tuyển (ĐXT) của HS. Do đó, HS dự tuyển vào các trường NCL cũng phải dự thi hai môn ngữ văn và toán để xác định ĐXT. "Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2012-2013" được dùng chung cho mọi đối tượng HS đăng ký dự tuyển vào các trường công lập và NCL. Sở GD-ĐT không tổ chức hội đồng coi thi (HĐCT) tuyển sinh cho các trường NCL. Nếu HS chỉ có nguyện vọng (NV) dự tuyển vào trường NCL thì trong phiếu đăng ký dự tuyển, HS phải chọn NV1 là một trường công lập để được dự thi vào ngày 21-6-2012 tại HĐCT thuộc trường công lập đó, còn NV2 ghi: "NCL" (viết chữ in hoa). HS thi hai môn ngữ văn, toán tại HĐCT của trường NV1 nhưng ĐXT của các HS này không có giá trị để xét vào trường công lập mà HS đã viết ở NV1 trong phiếu đăng ký dự tuyển mà chỉ được xét vào các trường NCL. 

Hồ sơ đăng ký dự thi trường tốp trên tăng nhẹ


Theo thống kê từ các trường trên cả nước thì lượng hồ sơ năm nay giảm nhẹ so với năm 2011, số lượng thí sinh nộp nhiều bộ hồ sơ cũng giảm đáng kể. Xong các trường tốp trên năm nay tăng hơn so với năm 2011, dự tính cuộc chạy đua trường tốp trên năm nay sẽ khó khăn hơn. 

 "ho so dang ky du thi truong top tren giam manh"

Hồ sơ khối trường Kinh tế tiếp tục tăng
Mặc dù tổng số lượng hồ sơ ĐKDT của thí sinh năm nay giảm nhiều so với năm 2011 nhưng tỷ lệ đăng ký vào những trường ĐH tốp trên vẫn không giảm.
Thường những thí sinh đăng ký vào những trường tốp trên là những thí sinh đã xác định được năng lực của mình mới dám đăng ký dự thi vào bởi điểm chuẩn hàng năm của các trường này rất cao từ 20 điểm trở lên đến 28 điểm.
Thống kê sơ bộ trường ĐH Ngoại thương, năm nay số lượng hồ sơ tăng khoảng 1.000 bộ. Tổng số hồ sơ dự kiến vào trường năm nay khoảng 10.000 bộ.
Bà Thủy cho hay, do năm nay trường tuyển sinh khối A1 nên số lượng hồ sơ tăng hơn một chút. Những thí sinh dự thi khối A1 thường là những thí sinh dự thi khối D1 đăng ký dự thi thêm. Được biết, chỉ tiêu ĐH Ngoại thương năm nay 2.400.
Học viện Tài chính, số lượng hồ sơ ĐKDT vào Học viện năm nay khoảng hơn 13.000, tương đương với năm 2011. Trong đó khối A: 12.500 hồ sơ, còn lại là khối D1. Được biết, chỉ tiêu vào Học viện cả nước là 1.500.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân, năm nay nhận được khoảng trên 20.000 bộ hồ sơ. GS Nguyễn Quang Dong - trưởng phòng đào tạo cho biết, số lượng hồ sơ năm nay vào trường dự kiến tương đương với năm trước. Chỉ tiêu vào trường năm nay là 4.500. Do vậy, nếu nói về điểm chuẩn sẽ ít dao động so với năm trước.
Còn tại Học viện Ngân hàng, năm nay lại giảm lượng hồ sơ khoảng 4.000 bộ (ở khu vực phía Bắc). Số lượng hồ sơ năm nay  Học viện nhận được khoảng 10.000 bộ. Ông Trần Mạnh Dũng - trưởng phòng đào tạo của Học viện cho biết: “Việc giảm số lượng hồ sơ này, tôi thấy không có gì bất ngờ lắm. Bởi thí sinh ĐKDT vào Học viện đã lượng được sức mình, đó cũng là mục tiêu của Học viện là nâng cao chất lượng đầu vào. Đây là sự phân luồng tốt của học sinh”.
Ông Dũng cũng cho hay, điểm chuẩn vào Học viện vài năm trở lại đây đều giữ ổn định, có ngành điểm chuẩn giảm nhưng chỉ giảm khoảng 0,5 điểm. Được biết, chỉ tiêu vào Học viện hệ đại học năm nay là 2.300.
Khối ngành Kỹ thuật
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, số lượng hồ sơ ĐKDT vào trường năm nay tăng nhẹ. Hiện trường nhận được hơn 16.000 bộ hồ sơ. Khối A1 trường nhận được khoảng 3.000 bộ, khối D1 khoảng 2.000 bộ. Trong khi đó, chỉ tiêu vào trường là 5.200.
Ông Hoàng Minh Sơn, trưởng phòng đào tạo của trường cho hay, rất nhiều em nộp 2 bộ hồ sơ vào trường với 2 khối A và A1 để lựa chọn. Do vậy, khối A1 sẽ “ảo” nhiều.
Tương tự, nhiều trường đại học khối kỹ thuật khác số lượng hồ sơ năm nay cũng tăng, như trường ĐH Giao thông vận tải năm nay nhận được 17.799 hồ sơ, tăng 500 bộ so với năm trước. Được biết, chỉ tiêu vào ĐH GTVT khu vực phía Bắc là 3.500.
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, hồ sơ khu vực phía Bắc năm nay tăng khoảng 15%. Tổng số hồ sơ nhận được hơn 6.000 bộ. Chỉ tiêu khu vực phía bắc là 1.550.
Ngược lại với các trường tốp trên, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm nay số lượng hồ sơ sụt giảm mạnh. Nếu năm 2011 trường nhận được khoảng 72.000 bộ hồ sơ thì năm nay trường chỉ nhận được khoảng 65.000 bộ (ở khu vực phía Bắc). Tuy nhiên, tỷ lệ “chọi” vào trường năm nay vẫn cao bởi chỉ tiêu vào trường năm nay cả hệ đại học và cao đẳng là 6.000.
Trường ĐH Mỏ Địa chất, số lượng hồ sơ năm nay cũng giảm từ 700 - 800. Tổng số hồ sơ trường nhận được khoảng gần 14.000 bộ. Chỉ tiêu vào trường năm nay 3.500.
Ông Lê Trọng Thắng - trưởng phòng đào tạo của trường cho biết, năm nay trường không tổ chức thi khối A1 những vẫn có thí sinh nhầm lẫn nộp hồ sơ vào trường điền khối A1. Nhà trường đã gửi lại cho Sở GD-ĐT để thông báo cho thí sinh chỉnh sửa.
Hồ sơ trường Sư phạm tăng đột biếnTại Hà Nội, Trường CĐ Sư phạm Hà Nội đứng thứ hai về lượng hồ sơ đăng ký (9.363 hồ sơ), chỉ sau Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội (11.093 hồ sơ). Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng nhận được hơn 5.500 hồ sơ. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội II (đóng tại Vĩnh Phúc) đứng đầu với 2.500 hồ sơ, CĐ Sư phạm Vĩnh Phúc: 2.444 hồ sơ. Các tỉnh khác cũng có nhiều thí sinh đăng ký vào trường sư phạm của địa phương: Điện Biên có 1.922/7.694 hồ sơ đăng ký vào Trường CĐ Sư phạm Điện Biên, Yên Bái có 1.145/10.787 hồ sơ đăng ký vào Trường CĐ Sư phạm Yên Bái…
Để nhận tỷ lệ chọi trường đại học ngay khi công bố
Soạn tin: TY Mãtrường gửi 6566
Ví dụ: Để tra tỷ lệ chọi của trường ĐH Kinh tế quốc dân(KHA)
soạn tin: TY KHA gửi 6566