Được miễn học phí cũng không thể lấp được khoảng trống “không mặn mà”, thí sinh học sư phạm làm trái ngành là “chuyện bình thường”, hay học xong sư phạm phải có 100 triệu xin việc cũng không phải chuyện hiếm,… là hàng loạt những bất cập trong công tác đào tạo hệ sư phạm hiện nay.
Không còn thu hút người học
Từ năm 1998, theo Quyết định 70 của Thủ tướng Chính phủ, học sinh – sinh viên (HS-SV) ngành sư phạm (SP) được miễn học phí. Thời điểm đó, từ một ngành đang ở trong tình trạng “chuột chạy cùng sào”, SP trở thành lựa chọn của rất đông thí sinh dự thi.
Năm 2000, ĐH Sư phạm TP.HCM là một trong 10 trường ĐH có điểm trúng tuyển cao nhất nước. Tuy nhiên, thời gian sau này lượng thí sinh dự thi vào trường ngày càng giảm, đến năm 2010 chỉ còn 15.127 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, nhiều ngành liên tục phải tuyển nguyện vọng 2 với mức điểm 13, 14… Đến năm 2011 điểm trúng tuyển nhiều ngành SP ở các trường ĐH Đồng Tháp, ĐH An Giang, ĐH Cần Thơ, ĐH Tây Bắc… đều ở mức từ 13 – 14, bằng điểm sàn. Tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, từ 22.539 thí sinh đăng ký dự thi năm 1998 đã tăng lên 29.725 vào năm 1999 và vọt lên 41.235 trong năm 2000. Điểm chuẩn khối ngành SP các năm này cũng tăng mạnh, ví dụ ngành SP toán từ 20 điểm năm 1999, tăng lên 31 điểm (có nhân hệ số môn toán) vào năm 2000, 22 điểm vào năm 2002, 24 điểm vào năm 2004…
Năm 2000, ĐH Sư phạm TP.HCM là một trong 10 trường ĐH có điểm trúng tuyển cao nhất nước. Tuy nhiên, thời gian sau này lượng thí sinh dự thi vào trường ngày càng giảm, đến năm 2010 chỉ còn 15.127 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, nhiều ngành liên tục phải tuyển nguyện vọng 2 với mức điểm 13, 14… Đến năm 2011 điểm trúng tuyển nhiều ngành SP ở các trường ĐH Đồng Tháp, ĐH An Giang, ĐH Cần Thơ, ĐH Tây Bắc… đều ở mức từ 13 – 14, bằng điểm sàn. Tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, từ 22.539 thí sinh đăng ký dự thi năm 1998 đã tăng lên 29.725 vào năm 1999 và vọt lên 41.235 trong năm 2000. Điểm chuẩn khối ngành SP các năm này cũng tăng mạnh, ví dụ ngành SP toán từ 20 điểm năm 1999, tăng lên 31 điểm (có nhân hệ số môn toán) vào năm 2000, 22 điểm vào năm 2002, 24 điểm vào năm 2004…
Thạc sĩ Nguyễn Anh Đức – Trưởng phòng Công tác HS-SV Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết: “Mỗi năm, Bộ GD-ĐT cho phép trường tuyển khoảng 400 sinh viên đào tạo SP được miễn học phí. Tuy nhiên, số lượng SV đăng ký học SP những năm gần đây không nhiều, chỉ gần vừa đủ chỉ tiêu được giao”. Thạc sĩ Tạ Quang Lâm – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nhận định: “Chính sách miễn học phí ban đầu thu hút rất đông thí sinh dự thi vào ngành SP. Tuy nhiên, đến giờ gần như đã không còn phát huy tác dụng”.
Cam kết cũng như không
Thông tư liên tịch số 66 năm 1998 của Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính nêu rõ: “Miễn học phí cho HS-SV hệ chính quy tập trung ngành SP khi vào học có cam kết sau khi tốt nghiệp phải phục vụ trong ngành GD-ĐT. Các đối tượng nêu trên nếu không thực hiện cam kết sẽ phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã được miễn góp học phí trong thời gian học tại trường”.
Cam kết là một chuyện, bồi hoàn học phí lại là chuyện khác. Đại diện các trường SP đều cho biết, từ khi triển khai đến nay chưa trường hợp nào bị chế tài phải bồi hoàn học phí dù thực tế rất nhiều SV không thực hiện đúng cam kết. Thạc sĩ Lâm cho biết: “Thời gian đầu nhiều SV không dám cam kết phục vụ SP để được miễn học phí vì sợ ràng buộc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, sau nhiều lứa SV ra trường, có người dù không làm việc trong ngành như cam kết ban đầu vẫn không phải bồi hoàn học phí nên lượng SV vào trường giai đoạn sau cam kết rất đông”. Tại Trường ĐH SP kỹ thuật TP.HCM, theo khảo sát các khóa tốt nghiệp, chỉ có khoảng trên dưới 10% SV ra trường làm trong lĩnh vực GD-ĐT. Con số này bao gồm cả SV được miễn và không miễn học phí.
Thạc sĩ Đức cho hay: “Thực tế vẫn có nhiều trường đào tạo công nhân kỹ thuật ở các địa phương cần tuyển giáo viên kỹ thuật của trường. Tuy nhiên, SV không chịu về vì không muốn làm việc tại vùng sâu vùng xa, lương thấp và không có điều kiện học tập lên cao. Như vậy, xét về chủ trương thì chính sách miễn học phí cho HS-SV SP là rất cần thiết, nhưng nếu các SV không thực hiện đúng cam kết thì sự đầu tư này thực sự lãng phí và không công bằng đối với các SV khác”.
Bà Trần Thị Chúc – Trưởng phòng Công tác SV Trường ĐH Sài Gòn ý kiến: “Thực tế có nhiều SV học xong nhưng không được phân công công việc vì Sở GD-ĐT không có nhu cầu, SV phải tự tìm công việc, vì vậy các trường hợp này rất khó bắt SV bồi hoàn học phí”.
“Chạy” đúng đường mới có nhiệm sở
Theo các chuyên gia, tìm việc đúng chuyên môn không dễ là lý do quan trọng khiến ngành SP hiện nay không còn hấp dẫn SV cho dù được miễn giảm học phí.
Năm 1998, hầu hết SV sau khi tốt nghiệp tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trở về địa phương đều được phân công trong ngành. Những năm sau này, SV tốt nghiệp trở về địa phương rất khó được phân nhiệm sở.
Lãnh đạo một trường ĐH có đào tạo SP chua chát: “Nhiều SV sau khi tốt nghiệp cho biết về địa phương không được Sở phân công công việc. Muốn có được một chỗ đi dạy, cần phải “chạy” đúng đường dây với mỗi suất khoảng 60 – 100 triệu đồng tùy theo địa bàn. Tôi từng chứng kiến một trường hợp xin về Bình Phước dạy hợp đồng phải bỏ ra 25 triệu đồng, nhưng chỉ sau một năm bị cho nghỉ việc và giờ đang phải ở nhà làm hạt điều. Tôi thực sự xót xa trước những tình cảnh như vậy”. Vị lãnh đạo này nói thêm: “Thực tế vẫn có nhiều địa phương thiếu giáo viên và tuyển giáo viên, nhưng khâu tuyển dụng rất bất cập. Do vậy, để chính sách miễn học phí này thực sự hiệu quả trước hết cần phải làm tốt công tác phân công việc làm. Đặc biệt, cần phải có thanh tra vào cuộc để kiểm soát các sở trong việc phân công nhiệm sở nhằm tránh những bất cập trên”.
Để thay đổi tình trạng hiện nay, thạc sĩ Tạ Quang Lâm đề nghị: “Ngoài việc miễn học phí còn phải chú trọng hơn vào chính sách đầu ra. Người học cần được phân công việc làm phù hợp và có mức lương đủ sống được với nghề”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét